Bài 1: LÝ THUYẾT TRÒ CHƠI_Chèn ép trong kinh doanh
Lý thuyết trò chơi
Lý thuyết trò chơilà một khái niệm giải đápcủa một trò chơi có từ 2 người chơi trở lên, trong đó mỗi người chơi được giả định rằng đã biết về chiến lược cân bằng của những người chơi khác, và không người chơi nào có thể có lợi thế từ việc đơn phương thay đổi chiến lược của mình. Nếu mỗi người chơi đều có một chiến lược định sẵn, không người chơi nào có lợi từ việc thay đổi chiến lược, trong khi những người chơi khác không thay đổi chiến lược của chính họ, thì một tập hợp các lựa chọn chiến lược và kết quả tương ứng tạo thành một cân bằng Nash.
Cân bằng Nash xảy ra khi trò chơi có cân bằng Nash duy nhất và được chơi dưới những điều kiện nhất định, thì chiến lược cân bằng sẽ được thực hiện. Các điều kiện đủ để đảm bảo cân bằng Nash xảy ra là:
1. Mọi người chơi đều mong muốn tối đa hóa kết quả của mình trong trò chơi
2. Mọi người chơi đều thực hành chiến lược 1 cách hoàn hảo
3. Mọi người chơi có đủ khả năng để tìm ra giải pháp
4. Mọi người chơi đều biết chiến lược cân bằng của người chơi khác
5. Mọi người chơi tin rằng việc thay đổi chiến lược sẽ không làm thay đổi chiến lược của người khác.
6. Tồn tại một suy nghĩ chung rằng mọi người chơi đều đảm bảo các điều kiện trên, bao gồm cả điều kiện này. Do đó, mỗi người chơi không chỉ biết người chơi khác đủ điều kiện, mà họ còn phải biết mọi người chơi khác đều biết họ đủ điều kiện, và biết rằng mọi người chơi biết được toàn bộ người chơi có đủ điều kiện, cứ như thế.
Thôn tính và tranh giành thị phần là một thực tế xẩy ra thường xuyên trên thương trường. Tuy nhiên, những ví dụ trong phần này chỉ phục vụ cho mục đích học tập. Đó không hoàn toàn là ghi chép về điều đã thực sự xẩy ra.
Công ty GM và Fisher
Giả sử công ty GM, một nhà sản xuất ôtô, đàm phán với công ty Fisher trong việc cung cấp động cơ cho xe ôtô của mình. Để làm đuợc việc này, Fisher phải thực hiện một số đầu tư đặc biệt như trang bị lại máy móc, đào tạo lại tay nghề cho công nhân. Giá cả hợp đồng được thỏa thuận ở mức cao, đủ để bù cho những phí tổn đầu tư do Fisher bỏ ra. Liệu đây có phải là một hợp đồng có lợi cho Fisher hay không?
Để trả lời câu hỏi này, Fisher phải đặt nó vào giai đoạn cuối của quan hệ hợp đồng và suy luận ngược trở lại về thời điểm ban đầu. Giả sử, Fisher lập luận, rằng hợp đồng đã ký và mình đã bỏ vốn vào đầu tư đặc biệt. Khi đó, mình sẽ ở vào một vị thế hết sức bất lợi. Vấn đề là ở chỗ, GM biết rằng, máy móc của Fisher đã được chuyên dụng hoá, không thể dùng để sản xuất bất cứ cái gì khác, ngoài sản phẩm phục vụ cho GM. Khi đó, GM có thể ở vào vị thế tốt để đòi điều đình lại giá theo hướng thấp xuống, đủ để trả cho chi phí vận hành. Nhưng không nhất thiết là đủ cao để bù cho phí tổn đầu tư đặc biệt mà Fisher đã bỏ ra. Tuy nhiên, chính vì lợi ích của mình mà Fisher sẽ buộc phải chấp nhận mức giá thấp, hơn là để máy móc và công nhân nằm chờ. Dự đoán trước kết cục như vậy, Fisher có thể sẽ không ký thoả thuận, mà nếu như thực hiện được, nó có thể đem lại ích lợi lớn cho cả GM và Fisher. Tình huống đó có thể được biểu diễn bằng biểu đồ 1:
Biểu đồ 1: Mối quan hệ giữa GM và Fisher
Như đã thấy trên biểu đồ, GM sẽ luôn đàm phán lại, một khi Fisher đã ký hợp đồng. Và vì vậy, để tránh bị chèn ép, Fisher có thể sẽ không ký thoả thuận.
Đình Uyên
» Tin mới nhất:
» Các tin khác: