Luật chống độc quyền ở Mỹ (phần cuối)
Luật chống độc quyền ở Mỹ (phần cuối)
Đạo luật chống độc quyền Sherman 1890
Sự phản ứng gay gắt của cộng đồng về độc quyền nổi lên trong những năm 1870 đến 1880 đã lên đến cực điểm bằng sự ra đời của Đạo luật chống độc quyền Sherman 1890. Nền tảng của những quy định chống độc quyền này là một bảng tóm tắt gây bất ngờ ở một vài điểm trực tiếp. Nòng cốt của đạo luật này thể hiện trong 2 điều luật:
· Điều 1: “Mọi hợp đồng, việc kết hợn giữa các hình thức độc quyền hay những hình thức hay những âm mưu mà làm kiềm chế thương mại giữa các bang hoặc giữa các quốc gia thì được xem là bất hợp pháp”
· Điều 2: “Mọi cá nhân mà được xem là độc quyền, hoặc nổ lực để có độc quyền, hoặc sáp nhập hoặc chung sức với bất kỳ cá nhân khác hay cộng đồng khác để có độc quyền trong bất kỳ thành phần thương mại nào giữa các bang hoặc các quốc gia sẽ được xem là mắc trọng tội” (trước đây nó là “tội nhẹ”).
Đạo luật chống độc quyền Sherman đã cấm những ràng buộc trong thương mại (ví dụ, kết hợp giá cố định và phân chi thị trường) như trong độc quyền. Ngày này, Sở tư pháp và Ủy ban thương mại liên bang Mỹ cho rằng các cá nhân và người được ủy quyền của các bang mà bị tổn hại có thể đưa ra luật chống độc quyền thích hợp cho người vi phạm đạo luật này. Tòa án có thể kết tội những người thực hiện độc quyền, nếu cần thiết họ có thể chuyển những công ty độc quyền thành những công ty cạnh tranh. Tòa án có thể phạt tiền hay bỏ tù những người vi phạm. Hơn nữa, các bên bị thiệt hại bởi sự kết hợp và âm mưa bất hợp pháp có thể kiện ra tòa những thủ phạm này và họ có thể bồi thường gấp 3 lần thiệt hại – hướng đến khoảng tiền bồi thường gấp 3 lần thiệt hại mà họ gây ra cho bị hại.
Đạo luật chống độc quyền Sherman dường như đã cung cấp nền tảng cho những hành động tốt của chính phủ trong việc chống lại độc quyền trong kinh doanh. Tuy nhiên, những cách hiểu nông cạn của tòa án làm giới hạn phạm vi của những hành động và tạo sự mơ hồ của bộ luật này. Nó sẽ trở nên rõ ràng hơn nếu những tuyên bố của chính phủ về quan điểm chống độc quyền rõ ràng hơn. Cộng đồng kinh doanh sẽ tìm kiếm những tuyên bố rõ ràng để biết được những gì là hợp pháp và những gì bất hợp pháp.
Đạo luật chống độc quyền Clayton năm 1914
Đạo luật chống độc quyền Clayton năm 1914 chứa đựng một số các yêu cầu được đưa ra trong Đạo luật chống độc quyền Sherman. Cụ thể, 4 điều khoản của đạo luật này được thiết kế với nội dung rõ ràng và sâu sắc hơn so với Đạo luật chống độc quyền Sherman:
Điều 2 cấp giá phân biệt khi mà sự phân biệt này là không công bằng dựa trên chi phí khác nhau và khi nó làm giảm cạnh tranh.
Điều 3 nghiêm cấm các hợp đồng ràng buộc, theo đó nhà sản xuất yêu cầu người mua mua sản phẩm của mình như là một điều kiện để có được một sản phẩm mong muốn.
Điều 7 cấm thâu tóm cổ phần của những công ty đối thủ cạnh tranh khi thu nhập ít hơn của đối thủ cạnh tranh.
Điều 8 cấm hình thành ban quản trị phối hợp – tình huống mà giám đốc của một công ty cũng là một thành viên trong ban quản trị của một công ty khác – trong một công ty lớn nơi mà những ảnh hưởng này sẽ làm giảm cạnh tranh.
Đạo luật chống độc quyền Clayton dường như sắc bén và rõ ràng hơn điều khoản chung chung trong Đạo luật chống độc quyền Sherman. Nó cũng tìm cách ngăn cản các kỹ thuật mà công ty có thể sử dụng để phát triển sức mạnh độc quyền và trong một ý nghĩa nào đó là giới hạn ngăn cấm. Ngược lại, Điều 2 của Đạo luật chống độc quyền Sherman hướng đến việc phá vỡ sự tồn tại của độc quyền nhiều hơn.
Đạo luật Ủy ban thương mại liên bang năm 1914
Đạo luật Ủy ban thương mại liên bang được hình thành từ 5 thành viên của Ủy ban thương mại liên bang (FTC) mà tham gia vào Liên bang trong việc chịu trách nhiệm trước Sở tư pháp về việc làm cho đạo luật chống độc quyền có hiệu lực. Đạo luật này cho phép FTC có quyền hạn trong việc kiểm ra vấn đề cạnh tranh không công bằng và xem xét yêu cầu của những công ty bị hại. Nó có thể nắm giữ những phàn nàn từ phía cộng cộng và nếu cần thiết nó có thể chấm dứt các đơn đặt hàng nếu phát hiện ra “có sự không công bằng trong cạnh tranh thương mại”.
Đạo luật Wheeler-Lea năm 1938 được sửa đổi từ Đạo luật Ủy ban thương mại liên bang mà cho phép FTC có thêm trách nhiệm trong việc xử lý “các hành động hay hành vi lừa dối trong thương mại”. Trong việc này, FTC sẽ cố gắng bảo vệ cộng đồng từ những quảng cáo sai lệch hay sự xuyên tạc về sản phẩm. Vì thế Đạo luật Ủy ban thương mại liên bang được điều chỉnh thành Đạo luật Wheeler-Lea trong đó (1) thiết lập FTC như là một trung tâm chống độc quyền độc lập và (2) xác nhận sự không công bằng và sự lừa dối của những hành động bất hợp pháp trong thương mại.
FTC đã có những hành động cứng rắn trong việc chống lại những quảng cáo mang tính chất xuyên tạc. Như trong một ví dụ gần đây, vào năm 2007 FTC phát hiện có 4 cửa hàng bán thuốc giảm cân, với tổng giá trị là 25 triệu USD, mà quảng cáo rằng đó là một sản phẩm có thể làm giảm cân nhanh và lâu dài.
Đạo luật Celler-Kefauver năm 1950
Đạo luật Celler-Kefauverđược sửa đổi từ đạo luật Clayton, trong điều 7, nghiêm cấm công ty sáp nhập với công ty cạnh tranh (và do đó ít có sự cạnh tranh) nhằm thâu tóm cổ phần của nó. Tuy nhiên, các công ty này có thể lách luật bằng cách thâu tóm các tài sản hữu hình (nhà xưởng và máy móc) của công ty cạnh tranh. Đạo luật Celler-Kefauver đã thắt chặc việc lách luật này bằng cách nghiêm cấm công ty thâu tóm tài sản hữu hình của công ty khác khi sự thâu tóm này làm giảm cạnh tranh. Bây giờ, trong điều 7 của đạo luật Clayton cũng nghiêm cấm sự sáp nhập làm giảm cạnh tranh như những gì họ cam kết.
Biên dịch: Lê Thị Khánh Ly
Nguồn:N.Gregory Mankiw, 5th edition (2008), Principles of MicroEconomics, South Western CENGAGE Learning
» Tin mới nhất:
» Các tin khác: