Sự giống nhau và khác nhau giữa lợi thế so sánh và lợi thế tuyệt đối
SỰ GIỐNG NHAU VÀ KHÁC NHAU GIỮA LỢI THẾ SO SÁNH VÀ LỢI THẾ TUYỆT ĐỐI
1. Định nghĩa về lợi thế tuyệt đối và lợi thế so sánh
Lợi thế tuyệt đối là lợi thế đạt được khi một quốc gia tập trung chuyên môn hóa vào sản xuất và trao đổi những sản phẩm có chi phí sản xuất thấp hơn các quốc gia khác thì tất cả các quốc gia đều có lợi. Ngược lại, nếu không gia không thu được gì hoặc bị lỗ họ sẽ từ chối trao đổi. Hay nói cách khác, khi một quốc gia sản xuất một loại hàng hóa có hiệu quả hơn quốc gia khác thì hai quốc gia này có thể thu được lợi ích bằng cách mỗi quốc gia chuyên môn hóa sản xuất và xuất khẩu hàng hóa có lợi thế tuyệt đối . Thông qua quá trình này, các nguồn lực được sử dụng có hiệu quả à sản lượng hàng hóa cả hai quốc gia sẽ tăng lên.
Lợi thế so sánh hay là một nguyên tắc trong kinh tế học phát biểu rằng mỗi quốc gia sẽ được lợi khi nó chuyên môn hóa sản xuất và xuất khẩu những hàng hóa mà mình có thể sản xuất với chi phí tương đối thấp (hay tương đối có hiệu quả hơn các nước khác); ngược lại, mỗi quốc gia sẽ được lợi nếu nó nhập khẩu những hàng hóa mà mình có thể sản xuất với chi phí tương đối cao (hay tương đối không hiệu quả bằng các nước khác). Nguyên tắc lợi thế so sánh cho rằng một nước có thể thu được lợi từ thương mại bất kể nó tuyệt đối có hiệu quả hơn hay tuyệt đối không hiệu quả bằng các nước khác trong việc sản xuất mọi hàng hóa. Nguyên tắc lợi thế so sánh là khái niệm trọng yếu trong nghiên cứu thương mại quốc tế. Nhà kinh tế học được giải thưởng Nobel năm 1970 Paul Samuelson đã viết: "Mặc dù có những hạn chế, lý thuyết lợi thế so sánh vẫn là một trong những chân lý sâu sắc nhất của mọi môn kinh tế học. Các quốc gia không quan tâm đến lợi thế so sánh đều phải trả một cái giá rất đắt bằng mức sống và tăng trưởng kinh tế của chính mình."
2. Sự giống nhau và khác nhau giữa lợi thế so sánh và lợi thế tuyệt đối
+ Sự giống nhau:
- Đề cao vai trò của cá nhân, doanh nghiệp, ủng hộ một nền thương mại tự do.
- Các quốc gia đều đạt được lợi ích từ việc trao đổi
- Nhận thấy được tính ưu việt của chuyên môn hóa.
+ Sự khác nhau :
Lợi thế tuyệt đối sử dụng yếu tố chi phí sản xuất trong quá trình tạo ra một sản phẩm để so sánh lợi thế giữa các quốc gia trong quá trình tham gia thương mại quốc tế. Mỗi quốc gia tập trung chuyên môn hoá vào sản xuất và trao đổi những sản phẩm có mức chi phí sản xuất thấp hơn hẳn so với các quốc gia khác. Xét theo chi phí sản xuất thì trong ví dụ dưới đây, Việt Nam sản xuất thép và quần áo đều có chi phí cao hơn Nga. Lợi thế tuyệt đối chỉ ra rằng Việt Nam không có khả năng xuất khẩu sản phẩm nào sang Nga.
Lợi thế tương đối sử dụng yếu tố chi phí cơ hội trong quá trình tạo ra một sản phẩm để so sánh lợi thế giữa các quốc gia trong quá trình tham gia thương mại quốc tế. Xét ví dụ ở trên ta thấy, để sản xuất 1 đơn vị thép ở Việt Nam cần 5 đơn vị quần áo trong khi ở Nga chỉ cần 4 đơn vị. Nhưng ngược lại chi phí sản xuất quần áo ở Việt Nam lại thấp hơn ở Nga, để sản xuất ra 1 đơn vị quần áo ở Việt Nam cần 1/5 đơn vị thép, trong khi ở Nga cần 1/ 4 đơn vị. Điều này chỉ ra rằng Việt Nam và Nga có thể trao đổi sản phẩm cho nhau. Nga xuất khẩu thép sang Việt Nam và Việt Nam xuất khẩu quần áo sang Nga.
Th.S. Nguyễn Thị My My
» Tin mới nhất:
» Các tin khác: