Nghiên cứu các nhân tố ảnh hưởng đến động cơ học tập của sinh viên PSU khoa Đào Tạo Quốc Tế - P1
1. Mở Đầu
Để nâng cao chất lượng học tập đòi hỏi sinh viên phải có động cơ học tập đúng đắn. Điều này có nghĩa là sinh viên cần học để nâng cao tri thức, phát triển nhân cách, có năng lực và đạo đức nghề nghiệp, đáp ứng nhu cầu của thị trường lao động và những chuẩn mực do xã hội đặt ra. Theo Ur (1996; trích dẫn bởi Hà Thanh Bích Loan, 2011) động cơ học tập là yếu tố mà có nó người học sẽ nỗ lực và chủ động trong quá trình học nhằm đạt mục tiêu là sự tiến bộ và kết quả học tập tốt. Mục đích của cuộc nghiên cứu là tìm ra các nhân tố ảnh hưởng đến động cơ học tập của sinh viên PSU. Dựa trên mô hình nghiên cứu của Nguyễn Trọng Nhân và Trương Thị Kim Thủy, các tác giả đã phát triển mô hình nghiên cứu về các nhân tố ảnh hưởng đến động cơ học tập của sinh viên thông qua phương pháp nghiên cứu định tính và định lượng. Kết quả từ cuộc nghiên cứu chỉ ra rằng sự hài lòng về chất lượng đào tạo, mức độ nhận thức của sinh viên về ngành học và đời sống vật chất của sinh viên có ảnh hưởng đáng kể lên động cơ học tập của sinh viên. Dựa trên kết quả của cuộc nghiên cứu này, một số giải pháp được kiến nghị nhằm nâng cao động cơ học tập của sinh viên.
2. Nội dung chính
2.1. Mô hình nghiên cứu các nhân tố ảnh hưởng động cơ học tập
Dựa trên mô hình nghiên cứu củaA N. Leonchiep, X. L. Rubinxtein, B. M. Chieplop, L. I.Bogiovic, A. K.Marcova, Vũ Thị Nho E. L.Deci, Anita E.Woolfolk, Nguyễn Kế Hào. Đặc biệt, thông qua hai mô hình nghiên cứu về động cơ học tập của tác giả Dương Thị Kim Oanh, Nguyễn Trọng Nhân và Trương Thị Kim Thủy, nhóm tác giả cho rằng các mô hình trước đâymới chỉ nêu một cách khái quát các loại động cơ học tập. Nhưng nghiên cứu của Nguyễn Trọng Nhân và Trương Thị Kim Thủy đã phản ảnh một các chi tiết các nhân tố ảnh hưởng đến động cơ học tập. Do đó nhóm tác giả quyết định kế thừa mô hình nghiên cứu của Nguyễn Trọng Nhân và Trương Thị Kim Thủy làm mô hình nghiên cứu cho sinh viên PSU khoa ĐTQT trường Đại Học Duy Tân.. Mô hình được thể hiện như sau:
2.2 Tiến trình nghiên cứu
Bước 1: nghiên cứu định tính được thực hiện thông qua kỹ thuật thảo luận tay đôi. Nhóm tác giả thực hiện cuộc khảo sát đối với 50 sinh viên PSU.
Bước 2: Nghiên cứu định lượng sơ bộ được thực hiện với 100 sinh viên đang theo học chương trình PSU theo hình thức hỏi trực tiếp và online. Kết quả nghiên cứu này được dùng để đánh giá độ tin cậy của các thang đo, từ đó điều chỉnh bảng hỏi cho phù hợp trước khi điều tra trên diện rộng. Nhóm tác giả đã tiến hành điều tra thử bằng phương pháp chọn mẫu ngẫu nhiên thuận tiên với 100 sinh viên để đánh giá thử độ tin cậy của các thang đo đã được điều chỉnh, sửa chữa trong bước nghiên cứu định tính ban đầu. Độ tin cậy của thang đo được đánh giá thông qua hệ số Cronbach alpha.
Bước 3: nghiên cứu định lượng chính thức được thực hiện mở rộng với mẫu n = 450 sinh viên PSU. Mục đích của nghiên cứu này là khẳng định các nhân tố ảnh hưởng đến động cơ học tập của sinh viên PSU. Sau đó, nghiên cứu thực hiện việc kiểm định mối tương quan giữa động cơ học tập và các nhân tố ảnh hưởng đến động cơ học tập. Sử dụng phần mềm SPSS để xử lí những dữ liệu thu thập được.
Th.S. Nguyễn Thị My My
» Tin mới nhất:
» Các tin khác: