Sự ra đời của Liên minh tiền tệ Châu Âu
Để mở đường cho Liên Minh Tiền Tệ Châu Âu EMU ra (the European Monetary Union), các nước thành viên của EU đã đồng ý phối hợp chặt chẽ các chính sách tài chính, thuế khóa, tiền tệ, tỷ giá và hoàn thành “việc hội tụ” các nền kinh tế. Đặc biệt mỗi quốc gia thành viên sẽ cố gắng:
- Giữ tỷ số thâm hụt ngân sách chính quyền đối với GDP phải dưới 3%.
- Giữ nợ gộp của nhà nước phải dưới 60% GDP.
- Hoàn tất việc ổn định giá cả với mức cao và duy trì đồng tiền của mình trong vòng biên độ tỷ giá đã được ERM ấn định.
Theo Hiệp ước Maastricht, để Liên Minh kinh tế và Tiền Tệ (EMU) hoạt động có hiệu quả, các nước liên minh Châu Âu (EU) bắt buộc phải đạt được 4 tiêu chuẩn: tỷ lệ lạm phát phải hạ gần mức trung bình của ba nước có tỷ lệ lạm phát thấp nhất hiện nay ở Châu Âu và không được cao quá 1.5% - thâm hụt ngân sách không vượt quá 3% GDP - nợ nước không vượt quá 60% GDP - mức lãi suất ở các nước được cân bằng nhau và không được cao hơn 2% so với lãi suất trung bình của ba nước thành viên có mức lãi suất thấp nhất.
Sau 40 năm đàm phán, kể từ khi nguyên thủ của các quốc gia Châu Âu ký Hiệp Ước Roma năm 1957, cuối cùng Liên Minh Tiền Tệ Châu Âu (EMU) đã chính thức hoạt động vào ngày 01/01/1999, 11 nước tham gia vào EMU đồng ý chuyển giao các chính sách tiền tệ riêng rẽ của từng nước cho một tổ chức thống nhất mới là ngân Hàng Trung Ương Châu Âu (ECB) và đồng Euro được chính thức sử dụng để trao đổi và mua bán hàng hóa, dịch vụ.
Liên minh tiền tệ Châu Âu bao gồm hai bộ phận chính là liên minh tỷ giá và liên kết hoàn toàn thị trường vốn:
- Liên minh tỷ giá là việc các nước thành viên cam kết với nhau duy trì tỷ giá cố định có biên độ dao động bằng 0. Như vậy đòi hỏi một đồng tiền chung ra đời.
- Liên minh hoàn toàn thị trường vốn yêu cầu mọi cản trở đối với chu chuyển vốn phải được dở bỏ và phối hợp nhiều hơn chính sách tiền tệ và tài chính.
Hệ thống tiền tệ quốc tế của các nước được đặc trưng bởi sự hợp tác đa phương của các nước dựa trên chế độ tỷ giá thả nổi có điều tiết, xu thế toàn hội nhập và cầu hoá của các nước.
Hoạt động của các định chế tài chính quốc tế được tăng cường và mở rộng trên nhiều lĩnh vực: đời sống - kinh - tế xã hội của các nước
» Tin mới nhất:
» Các tin khác: