Vỡ nợ quốc gia & Góc nhìn từ nguy cơ vỡ nợ của nước Nga
Vỡ nợ (Default) là việc cá nhân, doanh nghiệp, thậm chí là quốc gia không có khả năng thanh toán các khoản nợ khi đến hạn. Hiểu theo một cách đơn giản, vỡ nợ là việc bạn không trả được nợ bao gồm cả lãi lẫn gốc một khoản vay hay đầu tư vào chứng khoán. Thuật ngữ “vỡ nợ” đôi khi bị nhầm lẫn với “phá sản” (Bankruptcy). [1]
Như vậy, tình trạng vỡ nợ sẽ xảy ra khi người vay không thể thực hiện thanh toán kịp thời, đúng hạn và ngừng thanh toán hoặc bỏ lỡ thời gian thanh toán.
Có nhiều trường hợp xảy ra vỡ nợ, bao gồm:
Một đất nước khi không thể hoặc không đủ khả năng trả nợ cũng dẫn đến tình trạng vỡ nợ. Trái phiếu chính phủ được phát hành khi chính phủ cần huy động tiền đầu tư cho các dự án hoặc hoạt động dịch vụ hàng ngày.
Nếu một quốc gia vỡ nợ, sự phân nhánh cơ cấu tổ chức có thể rơi vào tình trạng nghiêm trọng và dẫn đến sự sụp đổ của thị trường tài chính cúa đất nước. Nền kinh tế có thể đi vào suy thoái và dẫn đến đồng tiền bị mất giá.
Khi một quốc gia vỡ nợ
Nga có tiền, chỉ là nước này không thể tiếp cận số tiền đó sau khi bị loại khỏi hệ thống thanh toán tài chính toàn cầu (SWIFT). Kể từ năm 2014, lần gần nhất phương Tây trừng phạt Nga vì vấn đề Crimea, điện Kremlin đã tích lũy được khoảng 640 tỷ USD dự trữ ngoại hối. Khoảng một nửa trong số đó hiện đã bị đóng băng do các lệnh trừng phạt của phương Tây áp đặt sau khi Nga thực hiện chiến dịch đặc biệt liên quan tới Ukraine vào cuối tháng Hai. Do đó, Bộ trưởng Tài chính Nga Anton Siluanov cho biết họ có kế hoạch trả các chủ nợ bằng đồng ruble thay vì USD hoặc euro cho đến khi các lệnh trừng phạt được dỡ bỏ. [2]
Nhưng các cơ quan phi chính phủ chuyên đánh giá mức xếp hạng tín nhiệm có thể coi các khoản thanh toán như vậy là nguyên nhân dẫn đến vỡ nợ. Kể từ khi xung đột Nga-Ukraine diễn ra, cả ba công ty xếp hạng tín nhiệm lớn là Fitch, S&P và Moody's - đã hạ hạng mức tín nhiệm nợ của Nga từ mức “đầu tư” xuống mức “không đáng đầu tư”.
Hãng xếp hạng tín nhiệm S&P ngày 17/3 đã hạ mức xếp hạng của Nga từ CCC- xuống CC, khi nước này báo cáo về những khó khăn trong việc thanh toán các khoản nợ đến hạn đối với trái phiếu châu Âu 2023 và 2043 bằng đồng USD.
Trước đó, một hãng xếp hạng tín nhiệm hàng đầu khác là Fitch ngày 8/3 một lần nữa hạ bậc xếp hạng nợ chính phủ của Nga xuống mức "có rủi ro cao", từ "B" xuống "C", cho hay quyết định này phản ánh nguy cơ vỡ nợ "sắp xảy ra”. Đầu tháng này, Fitch đã hạ xếp hạng tín nhiệm của Nga xuống mức "có rủi ro cao", hay liệt kê vào loại các quốc gia có nguy cơ không trả được nợ.
Trong một thông báo, Fitch cho hay mức xếp hạng “C” phản ảnh nguy cơ vỡ nợ sắp xảy ra và tình hình đang diễn ra hiện nay cho thấy sự sẵn sàng trong việc trả nợ chính phủ của Nga đang giảm xuống.
Mới đây, Bộ Kinh tế Nga ngày 16/3 cho biết lạm phát tại nước này đã tăng lên mức 12,54% trong 12 tháng tính đến ngày 11/3, mức cao nhất kể từ cuối năm 2015 và cao hơn mức 10,42% ghi nhận một tuần trước, do đồng ruble mất giá đã khiến giá cả tăng vọt trước các lệnh trừng phạt chưa từng có tiền lệ của phương Tây.
Lạm phát tăng mạnh khi đồng ruble giảm xuống mức thấp nhất từ trước đến nay và nhu cầu đối với một loạt mặt hàng, từ thực phẩm thiết yếu đến ô tô, có dấu hiệu gia tăng, trước những đồn đoán rằng giá cả sẽ còn tăng cao hơn nữa.
Trước đó, đồng ruble của Nga rơi xuống mức thấp kỷ lục mới là 110 ruble đổi 1 USD tại Sở Giao dịch Moskva trong ngày 2/3 và thị trường chứng khoán tiếp tục đóng cửa khi hệ thống tài chính của nước này chịu sức ép từ các biện pháp trừng phạt của phương Tây. Đồng tiền này đã mất khoảng 1/3 giá trị so với đồng USD kể từ đầu năm nay.
Trước sự mất giá của đồng tiền, Nga đã tăng lãi suất lên 20% và yêu cầu các doanh nghiệp chuyển đổi 80% doanh thu bằng ngoại tệ tại thị trường trong nước, khi Ngân hàng trung ương Nga (CBR), hiện đang bị phương Tây trừng phạt, dừng can thiệp vào thị trường ngoại hối.
Thay cho lời kết: nếu một tổ chức tài chính phải hứng chịu các khoản nợ của Nga, điều đó có thể gây ra tác động lây lan rộng hơn. Và quan trọng là chúng ta sẽ không thực sự biết điều đó tồi tệ như thế nào cho đến khi nó xảy ra".
Trần Đình Uyên
Nguồn:
[1] https://cafedautu.vn/vo-no-la-gi-chuyen-gi-se-xay-ra-khi-nguoi-vay-hay-quoc-gia-vo-no-d2221.html
» Tin mới nhất:
» Các tin khác: