Sự thích ứng của sinh viên năm nhất với môi trường đại học
Hiện nay khi nghiên cứu về sự thích ứng của sinh viên năm nhất nhóm tác giả đã tìm ra được một số công trình nghiên cứu ở việt nam và ở nước ngoài như sau:
+ Đối với các nghiên cứu trong nước :
Tác giả Võ Văn Việt (2018) cho rằng các yếu tố ảnh hưởng đến sự thích nghi của sinh viên năm nhất bao gồm : thích ứng về mặt học thuật, thích ứng về mặt xã hội, thích ứng về mặt tình cảm - cá nhân, mức độ đạt mục tiêu và hoàn thành chương trình học. Một nghiên cứu khác của trường Đại học Công lập Việt Nam do tác giả Phạm Văn Tuấn thực hiện ̣̣ (2020) chứng minh có năm yếu tố ảnh hưởng đến hoạt động học tập của sinh viên năm nhất đó là động lực học tập, quan tâm đến việc học, hiểu biết về môi trường học tập mới, đặc điểm tính cách, phương pháp học tập. Mạc Thị Thảo và cộng sự (2021) chỉ ra các yếu tố ảnh hưởng đến sự thích ứng ủa sinh viên năm nhất như nhà trường, cán bộ, khoa, phòng, giảng viên, bản thân sinh viên và gia đình sinh viên.
+ Đối với các nghiên cứu nước ngoài :
Rahma Al-Mahrooqi (2015) khi nghiên cứu sự thích ứng của sinh viên năm nhất với môi trường Đại học ở Vương quốc Hồi giáo Oman chỉ ra có bảy nhân tố ảnh hưởng đến sự thích ứng của sinh viên năm nhất gồm kỳ vọng của sinh viên, lòng tự trọng, thích ứng học tập, sự căng thẳng, mong muốn bỏ học, thích ứng xã hội, nhận thức về ngành học. Safaa M. A. Yadak (2017) đưa ra kết quả nghiên cứu gồm, mức độ hiệu quả tự nhận thức, thích ứng học tập, thích ứng về mặt cảm xúc, thích ứng về mặt xã hội, khuynh hướng học đại học, mối quan hệ giáo viên-sinh viên. Yusliza Mohd.Yusoff and Shankar Chelliah (2010) chứng minh sự thích ứng gồm bốn nhân tố nhân tố: nhân khẩu học, khả năng tiếng anh, sự hỗ trợ xã hội, đặc điểm tính cách.
Dựa trên các mô hình tham khảo ở trên, nhóm tác giả đề xuất mô hình nghiên cứu như sau:
Hình 1: Mô hình nghiên cứu đề xuất
2. Kết quả nghiên cứu:
Bằng các kỹ thuật phân tích hỗn hợp giữa định tính và định lượng, các nhân tố theo khía cạnh tiếp cận khác nhau được tiếp tục xây dựng và phát triển, gồm 19 biến độc lập, phân thành 5 thang đo. Kết quả phân tích EFA và phân tích hồi quy tuyến tính bội cho thấy mô hình nghiên cứu có 5 nhân tố ảnh hưởng. Nhân tố “thích ứng về mặt xã hội” là có ảnh hưởng nhiều nhất (hệ số = 0.556). Phương trình hồi quy thể hiện như sau:
TU = 0.461 + 0.556XH + 0.511HT+ 0.347TA + 0.305CX + 0.024BH
Dựa trên các kết quả nghiên cứu, các giả thuyết sau được chấp nhận:
H1: Thích ứng về mặt xã hội có ảnh hưởng đến sự thích ứng với môi trường đại học.
H2: Thích ứng về mặt học thuật có ảnh hưởng đến sự thích ứng với môi trường đại học.
H3: Khả năng tiếng anh có ảnh hưởng đến sự thích ứng với môi trường đại học.
H4: Thích ứng về mặt cảm xúc có ảnh hưởng đến sự thích ứng với môi trường đại học.
H5: Ý định bỏ học có ảnh hưởng đến sự thích ứng với môi trường đại học.
3. Kiến nghị:
3.1. Đối với nhà trường:
Các khoa, viện cần tổ chức những hoạt động đa dạng hơn trong thời gian đầu (trao dổi kinh nghiệm của sinh viên cũ với sinh viên mới, thảo luận về phương pháp học tập ở đại học, sinh hoạt đầu khóa…) để sinh viên nắm bắt được cách thức học tập hiệu quả cũng như những kĩ năng thích ứng với môi trường đại học. Về lâu dài có thể thành lập văn phòng tư vấn nhằm giúp sinh viên giài quvết những khó khăn gặp phải, để sinh viên thích ứng tốt hơn với môi trường đại học. Cần đổi mới phương pháp giảng dạy ớ đại học song song với phong cách giảng dạy cởi mở, xóa bỏ khoảng cách, những rào cản tâm lý tồn tại ở sinh viên trong mối quan hệ giữa giảng viên và sinh viên và “ dạy” cách học cho sinh viên. Sinh viên sẽ hứng thú hơn với những phương pháp giáng dạy mới, đồng thời sẽ học tập hiệu quá hơn nếu có một số kỹ nâng hoc tập và biết cách tổ chức tự học hiệu quá. Ngoài ra, viện cũng phải có những biện pháp phối hợp quản lí sinh viên hiệu quả ở những địa bàn có nhiều sinh viên thuê trọ, đảm bảo an ninh trật tự và duy trì những điều kiện tốt nhất về nơi sinh hoạt, ăn ở của sinh viên để sinh viên có thể an tâm học tập.
3.2. Đối với sinh viên:
Sinh viên cần xác định cho mình động cơ học tập đúng đắn. Không xác định được động cơ học tập đúng đắn sẽ khiến cho bản thân sinh viên lười biến trong học tập. Hai là sinh viên cần tích cực tham gia các hoạt động nhà trường, lớp, đoàn tổ chức. Tâm lí, ý thức của con người chỉ được hình thành khi mà con người tham gia vào hoạt động và hoạt động một cách tích cực. Ba là sinh viên cần mạnh dạn tiếp xúc, trao đổi với thầy cô, bạn bè, nhân viên trong trường khi có những khó khăn vướng mắc. Sinh viên năm nhất cần có những mối quan hệ tốt với bạn bè mà đặc biệt là với các anh chị khóa trước. Sinh viên có mối quan hệ tốt sẽ giúp họ học hỏi kinh nghiệm từ người khác, từ đó từng bước hoàn thiện bản thân và nhanh chóng hòa nhập với môi trường mới. Ngoài ra, sinh viên cần chủ động gặp gỡ, trao đổi với giảng viên khi có vấn đề chưa hiểu hoặc chưa nắm vững phương pháp học tập. Mạnh dạn tiếp xúc với người khác, tạo mối qua hệ thân thiết cũng là một điều kiện thuận lợi để rèn luyện các kĩ năng.
» Tin mới nhất:
» Các tin khác: