Sử dụng những trò chơi làm việc nhóm để nâng cao thành công của môn học “ học theo vấn đề”
Sự sáng tạo không kém phần quan trọng đối với hoạt động học tập của sinh viên bởi vì nó là về kết quả cuối cùng của việc giải quyết vấn đề. Khi sinh viên xem xét và đánh giá các ý tưởng từ các khía cạnh khác nhau, suy nghĩ theo hướng mới và tổng hợp thông tin theo những cách hữu ích, họ sẽ thể hiện được khả năng tư duy sáng tạo của mình (Sendag, S. & Odabasi, H.F., 2009).
Trong thời gian gần đây mọi người có xu hướng hợp tác cùng làm việc với nhau để học tập, nghiên cứu và đưa ra giải pháp nhằm giải quyết các vấn đề. Vì vậy, sinh viên phải học cách cộng tác với những người khác, tôn trọng kiến thức, văn hóa, sự khác biệt và quan điểm của nhau. Gia tăng và đa dạng nhiều sự phối hợp trong quá trình làm nhóm sẽ làm cho sinh viên đánh giá cao những đóng góp của cá nhân.
Cho dù sinh viên với tư cách là đại diện cho bản thân hay nhóm thì sinh viên phải có khả năng giao tiếp. Họ phải thể hiện kỹ năng giao tiếp hiệu quả bằng cách trình bày rõ ràng, mạch lạc suy nghĩ của mình với nhiều đối tượng khác nhau và cho nhiều mục đích khác nhau.
Như vậy, học theo vấn đề là một trong những phương pháp giúp sinh viên hình thành và phát triển những kĩ năng này.
Mô tả: Thiết lập một “bãi mìn” bằng cách sử dụng ghế, quả bóng, hình nón, hộp hoặc bất kỳ đồ vật nào khác dùng để làm chướng ngại vật. Tạo đủ không gian khoảng cách giữa các đồ vật để một người có thể đi qua. Sinh viên lần lượt vượt qua “bãi mìn” trong khi bị bịt mắt, với sự hướng dẫn của đồng đội. Đây là một trò chơi phổ biến và hấp dẫn liên quan đến kỹ năng giao tiếp và sự tin tưởng.
Nguyên liệu cần có: Không gian ngoài trời hoặc trong nhà; vật nhẹ và mềm để làm chướng ngại vật (như cốc giấy lớn, chai nhựa rỗng, hình nón, quả bóng xốp mềm, v.v.); một cái bịt mắt.
Thành viên: 6 sinh viên một nhóm
Thời gian thực hiện: 30 - 60 phút
Cách thức thực hiện:
Bước 1: Giảng viên chia người chơi thành từng cặp và đặt “ mìn” ở nhiều nơi.
Bước 2: Giáo viên giải thích luật chơi. Mục tiêu là người bị bịt mắt đi từ khu vực này sang khu vực kia một cách an toàn bằng cách tránh chạm vào "mìn" dựa trên sự hướng dẫn bằng lời nói của bạn đồng hành.
Bước 3: Giảng viên yêu cầu học sinh lựa chọn bạn chơi cẩn thận và đảm bảo rằng không xảy ra va chạm. Giảng viên đi xung quanh để nhắc người chơi giữ khoảng cách.
Bước 4: Mỗi cặp quyết định xem họ muốn đóng vai trò nào và phân phát đồ bịt mắt. Sau đó lập kế hoạch và chuẩn bị cách thức truyền đạt.
Bước 5:Kết thúc và đánh giá.
Mô tả: Thiết lập trò chơi bằng cách buộc một sợi dây sao cho 3 hoặc 4 đội có thể tham gia cùng kéo một lúc. Sau đó, các đội sẽ tham gia vào trò chơi kéo co này. Nếu đội nào kéo đội khác vượt qua mốc quy định thì đội đó sẽ thắng.. Trong trò chơi kéo co nhiều chiều phần lớn là chiến thuật giành phần thắng, có sức mạnh.
Nguyên vật liệu cần có: dây, vòng kim loại, dụng cụ đánh dấu khu vực chơi, găng tay bảo vệ.
Thành viên tham gia: 3 đến 5 nhóm, mỗi nhóm gồm 12 đến 15 người
Thời gian thực hiện: 30 đến 60 phút
Cách thức thực hiện:
Bước 1: Giảng viên chia sinh viên thành 4 đội.
Bước 2: Giảng viên giải thích luật chơi ( các đội cố gắng kéo cái vòng trung tâm hoặc nút thắt vượt qua vạch đích).
Bước 3: Giảng viên yêu cầu sinh viên trong mỗi đội xếp thành một hàng và nắm giữ sợi dây của đội mình.
Bước 4: Các đội thảo luận bí quyết để chiến thắng.
Bước 5: Giảng viên sẽ ra dấu hiệu kết thúc khi có một đội thắng.
Bước 6: Kết luận và đánh giá.
Mô tả: Các đội phải làm việc cùng nhau để tìm cách "cứu" quả trứng. Trong trò chơi này, một quả trứng sẽ được thả từ một độ cao cụ thể. Vì vậy, các đội tạo ra một thiết bị bảo vệ quả trứng sống an toàn xuống đất bằng các vật liệu nhất định trong thời gian giới hạn.
Nguyên liệu cần có: Trứng sống, bìa cứng, băng keo, vài ống hút mỏng (ít nhất 4-12 ống hút mỗi nhóm), khăn giấy để làm sạch.
Thành viên: 4 - 6 sinh viên trong một nhóm
Thời gian thực hiên: 15 – 30 phút
Cách thức thực hiện:
Bước 1: Giảng viên cho sinh viên thành nhiều nhóm, phát cho mỗi đội 1 quả trức sống, 12 ống hút và băng keo.
Bước 2: Giảng viên giải thích luật chơi ( tạo ra hộp bảo vệ để trứng không bị vỡ khi rơi từ một độ cao nhất định ).
Bước 3: Mỗi nhóm làm việc một nơi để tránh sao chép ý tưởng.
Bước 4: Sinh viên phối hợp với nhau để làm việc.
Bước 5: Các nhóm giới thiệu sản phẩm và cách làm.
Bước 6: Giảng viên thả các hộp một cách nhất quán. Sau đó mở các hộp ra và tìm xem quả trứng nào còn nguyên vẹn. Đội chiến thắng là đội sử dụng ít ống hút nhất.
Bước 7: Kết luận và đánh giá.
4. Kết quả và thảo luận
Bảng 1. Nhật xét các trò chơi
Qua các trò chơi, vai trò thực hiện các hoạt đông giải quyết vấn đề lần lượt được thay đổi từ giảng viên sang sinh viên. Tác giả nhận thấy rằng sinh viên sẽ đóng phần lớn vai trò tự chủ trong các hoạt động (tức là họ sẽ tìm kiếm thông tin để tự giải quyết các vấn đề đã cho), thay vì chỉ dựa vào giảng viên để cung cấp thông tin cho họ. Đồng thời thông qua các trò chơi và các hoạt động được triển khai, sinh viên sẽ phát triển lần lượt các kĩ năng như hợp tác hiệu quả, giao tiếp linh hoạt, tư duy sáng tạo và tư duy phản biện ( thể hiện trong bảng 1 và 2). Những kỹ năng được phát triển này sẽ hỗ trợ sinh viên thực hiện tốt hơn hoạt động học tập để giải quyết vấn đề một cách chủ động.
Bảng 2. Sự phát triển các kĩ năng xuyên suốt quá trình
4.2. Học theo vấn đề và kết quả học tập
Để quan sát xem có bất kỳ ảnh hưởng nào từ việc thực hiện phương pháp PBL hay không, sinh viên sẽ được chia thành hai lớp (A và B) mà không có thông tin trước về cách thức nội dung sẽ được truyền tải (tức là cách chúng sẽ được giảng dạy như thế nào). Sinh viên lớp A (n = 35) tiếp nhận nội dung học thông qua phương pháp giảng dạy truyền thống, trong khi những sinh viên lớp B (n = 35) tiếp cận nội dung thông qua phương pháp PBL. Thời gian thử nghiệm diễn ra trong tám tuần. Trong tuần đầu tiên, sinh viên ở hai lớp được học theo phương pháp giảng dạy giống nhau. Sau đó, tác giả cho sinh viên cả hai lớp làm bài kiểm tra thường xuyên. Kết quả của bài kiểm tra cho thấy không có sự khác biệt giữa các nhóm trong hai lớp. Bảy tuần tiếp theo, hai lớp học sẽ nhận được những bài học giống nhau, nhưng phương pháp dạy / học khác nhau. Chỉ những sinh viên trong lớp B mới được chơi trò chơi PBL trước khi bắt đầu mỗi buổi học (mục đích của việc chơi trò chơi PBL như đã được thảo luận trên). Vào tuần thứ chín (tuần cuối cùng của học kỳ), cả hai lớp phải tham gia cùng một bài kiểm tra cuối kỳ do giảng viên thiết kế. Kết quả cho thấy số sinh viên ở lớp A có điểm số thấp hơn nhiều so với sinh viên lớp B.
» Tin mới nhất:
» Các tin khác: