Địa chỉ MAC là gì? Cách thức nó hoạt động song song với địa chỉ IP?
Nguồn: https://vietnix.vn/
MAC là một phần thuộc vào tầng liên kết của mô hình tham chiếu các hệ thống mở (7 tầng OSI). Bên cạnh đó, địa chỉ này được gọi với tên cụ thể là Media Access Control và là một trong hai tầng con (tầng còn lại là LLC) của mô hình OSI.
MAC có nhiệm vụ cụ thể là đưa ra cơ chế đánh địa chỉ cũng như điều khiển truy cập vào các kênh. Hiểu đơn giản thì tầng con này được xem là giao diện hỗ trợ hoạt động truyền tải thông tin giữa LLC đến tầng vật lý trở nên thuận lợi hơn trong mô hình OSI.
Bên cạnh đó, MAC còn giúp cho hàng loạt trạm kết nối vào cùng duy nhất môi trường vật lý và cho phép sử dụng chung môi trường đó. Tiếp theo, sẽ mang đến các dữ kiện về địa chỉ MAC cũng như chức năng của nó.
Địa chỉ MAC là chuỗi ký tự bao gồm 12 chữ số và mỗi chữ số được giới hạn trong khoảng từ 0 đến 9 và bất kỳ chữ cái nào từ A đến F. Hiện nay, chuỗi được phân thành những khối riêng biệt giúp bạn dễ đọc và quan sát thuận tiện hơn.
Đối với loại địa chỉ này sẽ có 3 định dạng được sử dụng nhiều nhất, gồm: 68:7F:74:12:34:56, 68-7F-74-12-34-56 và 678.F74.123.456.
Trong đó, mỗi dãy trên được chia ra làm 2 phần:
Ngoài ra, địa chỉ MAC còn có đặc điểm là không chứa bất kỳ dữ liệu nào liên quan đến mạng mà thiết bị đang kết nối.
Địa chỉ MAC được sử dụng cho mục đích gán những địa chỉ IP vào adapter mạng. Trường hợp adapter mạng không tìm được IP thì hiển nhiên thiết bị của bạn không thể kết nối internet.
Bên cạnh đó, MAC còn có tác dụng lưu lại IP giúp quá trình kết nối vào mạng trở nên dễ dàng và nhanh chóng hơn. Ngoài ra, bạn có thể hạn chế quyền truy cập vào hệ thống của adapter thông qua MAC giúp tính bảo mật được an toàn hơn.
Thông thường, địa chỉ MAC sẽ được cung cấp ngay trên nhãn thông số của mỗi thiết bị. Tuy vậy, nếu vì lý do nào đó, bạn mất phần nhãn này thì vẫn có thể sử dụng phần mềm để tìm chuỗi địa chỉ của máy, bạn có thể tham khảo thông tin sau:
Thực tế, với những nội dung trên, đã đề cập đến vấn đề chuỗi ký tự MAC của mỗi thiết bị sẽ khác nhau và nó quy định bởi nhà sản xuất. Chính vì thế, bạn không thể trực tiếp thay đổi loại địa chỉ này.
Tuy vậy, khi truy cập vào hệ thống mạng vẫn có cách để thay đổi ảo cho nó. Ngày này, máy tính hay router đều được hỗ trợ chức năng này đối với địa chỉ MAC. Sau đây, sẽ hướng dẫn bạn cách thay đổi siêu đơn giản:
Hầu hết các router ở thời điểm hiện tại đều có chức năng nhân bản MAC, thế nên bạn có thể thực hiện như sau:
Các bước thay đổi MAC ngay trên máy tính của bạn:
Bước 1: Vào nhấn tổ hợp phím Windows + R và nhập ncpa.cpl rồi nhấn Enter.
Bước 2: Khi cửa sổ mới hiện lên, bấm chuột phải tại Adapter cần thay đổi MAC rồi chọn Properties.
Bước 3: Xuất hiện cửa sổ khác, chọn Configure đến Advanced rồi vào mục Network Address/locally Administered Address.
Bước 4: Chỉnh sửa Value sang địa chỉ MAC mới (đúng định dạng), chọn OK.
Bước 5: Khởi động lại máy tính là hoàn thành.
Địa chỉ IP (Internet Protocol) là dãy số xác định phần cứng mạng, mỗi thiết bị mạng bất kỳ sẽ có IP riêng giống như địa chỉ nhà. Công dụng của địa chỉ IP là giúp các thiết bị kết nối có thể trao đổi thông tin qua môi trường mạng.
Ví dụ: hiểu đơn giản, tương tự việc gửi sản phẩm của bạn đến khách hàng thì đơn vị vận chuyển cần có địa chỉ nhận hàng cụ thể. Quy trình gửi dữ liệu cũng khá giống như vậy, thay vì địa chỉ nhận hàng thì máy tính cần địa chỉ IP để biết dữ liệu sẽ gửi đến đâu.
Trên thực tế, MAC và IP đều là các địa chỉ cần thiết cho hoạt động truyền tải dữ liệu. Chúng có nhiệm vụ bổ trợ và vận hành song song để cho ra kết quả chuẩn xác nhất. Dưới đây, sẽ chia sẻ cụ thể hơn về phương thức hoạt động hỗ trợ nhau của 2 địa chỉ này.
Có thể nói, 2 lại địa chỉ này thực chất có sự khác biệt vô cùng lớn nhưng chúng lại tồn tại song song với nhau. ARP (Address Resolution Protocol) chính là cầu nối liên kết giúp chúng bổ trợ nhau trong hệ thống.
Trên LAN (mạng cục bộ), giao thức này sẽ vận hành giữa Layer 2 và 3. Nó sẽ ánh xạ địa chỉ MAC và IPv4 tương ứng với thiết bị mạng của bạn và ngược lại.
Lưu ý: ARP là giao thức được sử dụng bởi IPv4, đối với mạng IPv6 đời mới sẽ dùng giao thức Neighbor Discovery Protocol với chức năng được đánh giá là tương đương.
Trường hợp, thiết bị muốn trao đổi dữ liệu với một hay nhiều thiết bị khác qua môi trường mạng cục bộ nó sẽ đưa yêu cầu cả IP đích và IP nguồn vào cùng một gói IP. Sau đó, frame Ethernet thực hiện nhiệm vụ tổng hợp IP packet (có thể hiểu là đóng gói chúng lại).
Đối với frame này sẽ bao hàm cả địa chỉ MAC đích và nguồn. Tuy vậy, vẫn có tình huống thiết bị đích không thể xác định và cung cấp được địa chỉ MAC.
Máy 1 muốn gửi IP packet đến máy 2, tuy nhiên nó chưa xác định được địa chỉ MAC của máy 2. Lúc này, máy 1 sẽ phát yêu cầu Address Resolution Protocol (ARP) đến toàn bộ các thiết bị trên segment LAN.
Yêu cầu ARP sẽ gửi nội dung “Đây là IP và MAC của máy 1. Máy 1 đang tìm địa chỉ MAC có thể kết nối với IP này. Nếu đó là IP của máy 2, hãy phản hồi và cung cấp địa chỉ MAC.”.
Khi máy 2 đã nhận yêu cầu, nó sẽ thực hiện hai hoạt động:
Có thể bạn chưa biết, mọi người có thể dễ dàng tìm được IP thiết bị bất kỳ nhưng địa chỉ MAC thì khá khó khăn. Khi gói IP đi qua mạng LAN và router, header tương ứng với MAC được xóa bỏ. Vì thế, người không cùng mạng LAN sẽ không tìm được MAC của bạn trong gói IP (loại trừ việc ứng dụng gửi MAC bằng dữ liệu).
Có khá nhiều điểm khác biệt giữa IP và MAC, dưới đây sẽ đưa ra 3 điều mà bạn nên biết:
MAC address | IP address |
---|---|
Địa chỉ 48 bit | Địa chỉ 32 bit |
Hoạt động ở layer 2 của mô hình OSI | Hoạt động ở layer 3 của mô hình OSI |
Physical address | Logical address |
Có thể chỉnh sửa, chỉ định bởi nhà chế tạo | Có thể thay đối tùy theo môi trường mạng |
00:0C:F5:09:56:E8 | 150.60.122.98 |
Địa chỉ MAC sẽ không thay đổi do đặc thù gán vào NIC hay phần cứng khác. Tuy vậy, vẫn có một vài network interface sẽ cho phép chỉnh sửa loại địa chỉ này. Ngược lại, IP được chuyển đổi theo định kỳ, thời gian hay vị trí trang bị mạng.
MAC có cấu trúc dạng thập lục phân 48-bit và nó thường biển hiện ở dạng 6 bộ (2 chữ số/ký tự cho mỗi bộ) được chia thành các nhánh cách nhau bởi dấu hai chấm.
Ví dụ về địa chỉ MAC: 00:98:5f:00:63:bf.
Hiện nay, có nhiều đơn vị sản xuất phần cứng hay network card thường dùng chuỗi ở phần đầu địa chỉ MAC giống nhau giữa các sản phẩm. Đó được xem là OUI (số nhận dạng của tổ chức) thường là 3 byte đứng đầu của ký tự hoặc chữ số do IEEE quản lý.
Đối với IPv4, nó là dãy số nguyên thập lục phân 32-bit, nó còn có định dạng được sử dụng nhiều hơn là thập phân chấm và tứ phân chấm (x.x.x.x). Ở khoảng 0 đến 225, bất kỳ chữ số nào đều có thể là giá trị của x.
Ví dụ: IPv4 đúng định dạng: 189.0.26.137.
MAC và IP đều thuộc vào mô hình OSI tuy nhiên nó nằm tại các layer khác nhau. Hệ thống viễn thông sẽ được mô tả trừu tượng thông qua 7 layer riêng biệt của mô hình OSI.
Ở mô hình này, MAC là layer con thuộc lớp liên kết các dữ liệu để thực hiện địa chỉ MAC (nó là layer 2). Đối với IP, nó hoạt động trong layer 3 (lớp mạng) thuộc mô hình OSI.
Có thể nói, địa chỉ IP và MAC chưa thực sự đảm bảo mọi hoạt động vận hành truyền tải dữ liệu. Dưới đây là các điểm hạn chế mà 2 dạng địa chỉ này đang mắc phải:
Tổng hợp được 3 điểm hạn chế mà IP đang mắc phải:
Hiện nay, địa chỉ MAC có thể được một số người dùng sử dụng thủ thuật để thay đổi vô cùng đơn giản. Điều này gây ra hiện trạng nhiều cá nhân có thể giả mạo địa chỉ MAC và mất đi yếu tố định danh riêng biệt mà đơn vị sản xuất tạo cho thiết bị. Đồng thời, nó làm bộ lọc MAC trở nên vô dụng.
» Tin mới nhất:
» Các tin khác: