Ưu và nhược điểm của phân tích kỹ thuật trong chứng khoán
Ưu điểm
Phân tích kỹ thuật với tỷ lệ chính xác cao giúp nhà đầu tư dễ dàng xác định được thời điểm giao dịch như vào lệnh, cắt lỗ, chốt lời,… Các chỉ báo, các mô hình được xây dựng bởi những nhà đầu tư chuyên nghiệp, những chuyên gia giàu nhiều kinh nghiệm sẽ giúp nhà đầu tư mới có thể sử dụng phương pháp này để thiết lập lệnh giao dịch một cách chính xác, phù hợp.
Diễn biến giá thường đi trước phân tích cơ bản. Bằng cách tập trung vào diễn biến giá cả, các nhà phân tích kỹ thuật sẽ dự đoán được giá tương lai.
Phân tích biểu đồ đơn giản có thể giúp xác định mức hỗ trợ và kháng cự. Chúng thường được đánh dấu bởi các khoảng thời gian nghẽn giao dịch (phạm vi giao dịch), trong đó giá di chuyển trong phạm vi hạn hẹp trong một khoảng thời gian dài cho ta biết rằng lực cung và cầu đã bế tắc.
Nhược điểm
Không phải tất cả tín hiệu và mô hình kỹ thuật đều hoạt động đúng. Khi bạn bắt đầu nghiên cứu phân tích kỹ thuật bạn sẽ gặp một loạt các mô hình và chỉ số với các quy tắc để kết hợp.
Thị trường chứng khoán Việt Nam đầy biến động gây ra nhiều rủi ro vì kết quả nhiều khả năng sẽ chậm hơn so với tin thực tế. Đương nhiên, phương án này bị các nhà đầu tư chỉ trích vì tỉ lệ lãi/ lỗ đã không còn hấp dẫn như trước. Vào thời điểm xu hướng này được xác định, thị trường đã chuyển động đáng kể. Sau một động thái lớn như vậy, tỷ lệ lãi: lỗ không còn lớn nữa.
Mặc dù có các tiêu chuẩn, nhiều lần hai nhà phân tích kỹ thuật xem cùng một biểu đồ nhưng lại đưa ra hai kịch bản khác nhau. Cả hai sẽ có thể đưa ra mức hỗ trợ hợp lý và mức kháng cự chính để biện minh cho phân tích của họ. Phân tích kỹ thuật giống như nghệ thuật hơn là khoa học. Mọi chuyện đều có tính tương đối, phụ thuộc vào mắt của người xem.